
Đề thi cuối kì 1 tiếng Việt lớp 3 kèm đáp án và file PDF dưới đây sẽ giúp các em học sinh lớp 3 ôn tập lại kiến thức trong học kì 1, làm quen với cấu trúc đề thi. Qua đó, các em sẽ làm bài thi một cách tự tin và đạt kết quả cao.
Mời các em tham khảo!
Đề thi số 1
I. Luyện đọc diễn cảm

II. Đọc hiểu văn bản – Luyện tập
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu.
Câu 1: Khi gặp con gấu to, hai người bạn đã có hành động như thế nào?
A. Cả hai người chạy trốn không kịp nên đành đối mặt với con gấu.
B. Một người chạy nhanh nên trèo lên cây nấp, người còn lại chạy không kịp nên đành đối mặt với con gấu.
C. Một người trèo lên cây nấp, người còn lại chạy nhanh bỏ trốn.
Câu 2: “Người còn lại” đã làm gì để thoát chết khỏi con gấu?
A. giấu mình trong nhánh cây rậm rạp
B. rón rén bước, núp vào sau bụi cây
C. nằm xuống, nín thở giả vờ chết
Câu 3: Vì sao người bạn nấp trên cây lại cảm thấy xấu hổ với bạn của mình?
A. Vì anh ta đã bỏ rơi bạn của mình trong lúc gặp hoạn nạn.
B. Vì anh ta đã không trung thực với bạn của mình.
C. Vì anh ta đã nghi ngờ lòng tốt của bạn.
Câu 4: Trong câu “Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại mà chạy trốn.”, có thể thay từ “xấu hổ” bằng từ nào?
A. hổ thẹn
B. chê trách
C. gượng gạo
Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 6: Thế nào là một người bạn tốt? Viết 2 – 3 câu nêu suy nghĩ của em.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
chạy trốn | con gấu | hôi | ngửi | nín thở | rừng | rậm rạp |
✍️ Từ ngữ chỉ sự vật: ……………………………………………………………….
✍️ Từ ngữ chỉ hoạt động: ……………………………………………………………
✍️ Từ chỉ đặc điểm: …………………………………………………………………
Câu 8: Viết một đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với người thân.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đề thi số 2
I. Đọc đoạn văn sau:
Hai bàn tay
Hai bàn tay của chúng ta giống như những người bạn thân, luôn chia sẻ với chúng ta mọi vui buồn trong cuộc sống. Bạn cử ngẫm mà xem, có phải khi bạn mừng rỡ hay phấn khích, hai bàn tay hăng hái vỗ vào nhau để nhân đôi niềm vui trong lòng bạn. Khi bạn khóc, hai bàn tay lại thay phiên nhau kiên trì lau khô những giọt lệ lăn tròn trên gò má bạn. Hai bàn tay lúc đó giống như những chú chim vàng anh trong cổ tích, cần mẫn tha từng hạt cườm long lanh trên mặt bạn đem gửi vào nắng, vào gió, vào mưa để một chốc sau sự tươi tỉnh lại nhuộm hồng gương mặt mới đây còn tái xanh của bạn.
(Theo Nguyễn Nhật Ánh)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc thực hiện theo yêu cầu:
Câu 1: Vì sao tác giả cho rằng hai bàn tay chúng ta giống như những người bạn thân?
A. Vì chúng hay đi chơi với chúng ta.
B. Vì chúng luôn chia sẻ với chúng ta mọi vui buồn trong cuộc sống.
C. Vì chúng xinh đẹp.
Câu 2: Khi bạn mừng rỡ, phấn khích, hai bàn tay làm gì?
A. Hăng hái vỗ vào nhau để nhân đôi niềm vui trong lòng bạn.
B. Xoa vào nhau.
C. Vẫy vẫy để nhân đôi niềm vui trong lòng bạn.
Câu 3: Khi bạn khóc, hai bàn tay làm gì?
A. Che khuôn mặt lại để giấu đi những giọt nước mắt.
B. Vỗ vào nhau để lau khô những giọt nước mắt.
C. Thay phiên nhau kiên trì lau khô những giọt lệ lăn tròn trên gò má.
Câu 4: Hai bàn tay giống những chú chim vàng anh trong truyện cổ tích ở điểm nào?
A. Cần mẫn tha từng hạt cườm long lanh trên mặt bạn đem gửi vào nắng, vào gió, vào mưa.
B. Xinh đẹp, nhẹ nhàng.
C. Nhuộm hồng gương mặt bạn.
Câu 5: Đoạn văn trên muốn nói với chúng ta điều gì? Hãy viết câu trả lời của em.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Em có yêu quý đôi bàn tay của mình không? Vì sao?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Đoạn văn trên, tác giả đã so sánh đôi bàn tay với những sự vật nào?
A. Những người bạn thân
B. Những chú chim vàng anh
C. Cả ý A và B
Câu 8: Trong câu “Khi bạn khóc, hai bàn tay lại thay phiên nhau kiên trì lau khô những giọt lệ lăn tròn trên gò má bạn.” có mấy từ chỉ hoạt động?
A. Hai từ. Đó là............................................................................
B. Ba từ. Đó là.............................................................................
C. Bốn từ. Đó là...........................................................................
Câu 9: Em hãy tìm hai từ trái nghĩa với từ “kiên trì”
……………………………………………………………………………………
Câu 20: Hãy viết một câu cảm thể hiện tình cảm của em với đôi bàn tay của mình.
…………………………………………………………………………………..
II. Chính tả
Em hãy chép lại một bài thơ mà em yêu thích (Khoảng 75 chữ. Thời gian viết 15 phút tương ứng với tốc độ viết 5 chữ/phút).
III. Tập làm văn
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 9 - 10 câu) tả về bố (hoặc mẹ) của em.
Đề thi số 3
I. Đọc – Hiểu (2,0 điểm)
Đọc thầm văn bản sau:
Câu chuyện bó đũa
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Ông thầm nghĩ: “Mình phải làm gì đó thôi!”.
Một hôm, ông đặt một bỏ đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó dũa này thì cha thưởng túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bỏ đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bỏ đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Ngụ ngôn Việt Nam)
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Ngày xưa, anh em trong gia đình đó đối xử với nhau như thế nào?
A. Lạnh nhạt
B. Tệ bạc, thờ ơ
C. Ghen ghét nhau
D. Hòa thuận
Câu 2: Khi lớn lên, anh em trong gia đình đó đối xử với nhau như thế nào?
A. Giúp đỡ, quan tâm nhau
B. Hòa thuận với nhau
C. Ghen ghét, đố kị lẫn nhau
D. Không yêu thương nhau
Câu 3: Thấy anh em không yêu thương nhau, người cha có thái độ ra sao?
A. Khóc thương
C. Thờ ơ
B. Tức giận
D. Buồn phiền
Câu 4: Người cha đã làm gì để răn dạy các con?
A. Cho các con thừa hưởng cả gia tài
B. Trách phạt
C. Lấy ví dụ về bó đũa
D. Giảng giải đạo lí của cha ông
Câu 5: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
A. Ông dùng dao để cưa.
B. Ông bẻ gãy từng chiếc một.
C. Ông cũng không bẻ gãy được bỏ đũa.
D. Ông thuê lực sĩ về bẻ.
Câu 6: Câu chuyện khuyên em điều gì?
A. Anh em mạnh ai người nấy sống.
B. Anh em phải đoàn kết, yêu thương nhau.
C. Anh em khi ăn cơm cần có đũa.
D. Anh em cần hợp lực để bẻ được bó đũa
II. Luyện từ và câu (3,0 điểm)
Câu 1: Trong từ gia đình, tiếng gia có nghĩa là nhà. Trong các từ dưới đây, từ nào có tiếng gia với nghĩa là nhà? Hãy ghi những từ đó vào dòng kẻ bên dưới.
gia cảnh | gia cầm | gia công | gia quyến | gia nhập | gia chủ |
Các từ có tiếng gia với nghĩa là nhà:
…………………………………………………………………………………...
Câu 2: Tìm từ cùng nghĩa với các từ sau:
- hòa thuận: ………………………………………………………………………
- yêu thương: …………………………………………………………………….
Câu 3: Hãy gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động có trong câu sau:
Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo.
Câu 4: Đặt câu với một trong những từ em tìm được ở câu 2.
Câu 5: “Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu cảm
B. Câu kể
C. Câu khiến
Câu 6: Nối từ ngữ hàng trên có nghĩa giống với từ ngữ ở hàng dưới:

Câu 7: Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì?
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Ông thầm nghĩ: “Mình phải làm gì đó thôi!”.
Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu sau:
a. Bạn Lan đến trường bằng xe đạp.
b. Bằng sự chăm chỉ học tập, Nam đã đạt học sinh giỏi của lớp.
III. Viết (5,0 điểm)
Em hãy đọc lại câu chuyện “Cậu bé Tích Chu” và viết một đoạn văn nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đó.
Gợi ý:
- Trong câu chuyện “Cậu bé Tích Chư” có những nhân vật nào?
- Em thích (hay không thích) nhân vật nào trong câu chuyện đó?
- Lí do em thích hoặc không thích nhân vật đó là gì?
- Cảm xúc, suy nghĩ của em về nhận vật đó như thế nào?
>>> Tải bộ đề thi trên dưới dạng file PDF tại đây!
Hy vọng các đề thi cuối kì 1 tiếng Việt lớp 3 kèm đáp án và file PDF ở trên sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các em chuẩn bị tốt cho kỳ thi cuối kì 1 môn Tiếng Việt.
Các đề thi này cùng hơn 40 đề luyện tập và đáp án khác được biên soạn rất chi tiết và đầy đủ trong cuốn 50 đề tăng điểm nhanh tiếng Việt lớp 3. Các em hãy mua ngay cuốn sách này để học tốt môn Tiếng Việt hơn nhé!
Link đọc thử sách: https://drive.google.com/file/d/1mSSH1SWBGZyedrjRbD3RSKWIhr3dJcKi/view